
Giới thiệu Thơ Song Ngữ
The Bilingual Poetry
by Thong Ba Le
I. The Bilingual Poetry
Since the day Vietnam fell under the dictatorship of Communists, there were more than two millions Vietnamese who were forced to flee for their freedom to countries around the globe.
The exodus lasted for years and refugees finally settled down in these free countries, struggling to raise their families with nothing but hope. They hoped that their children would be able to get a good education so that they could compete with Americans in the work market.
Most Vietnamese parents tried their best to preserve Vietnamese culture for their children. They taught them to read, to write and to speak Vietnamese to one another. The Vietnamese community did a great job in organizing classes to teach Vietnamese to the children so they would not forget their native language. On the other hand, due to their demanding situations, sometimes both parents had to work. If the school systems were too far away, their wishes to have their children attend Vietnamese classes could not always be achieved.
For the children who were born in Vietnam who could speak Vietnamese before their parents emigrated, it was much easier to continue to speak their native language and English was their second language. But for the children who were born after they arrived in their new countries, it was more difficult if they lived in areas where there were no Vietnamese or very few people who could speak Vietnamese. Sooner or later, many of these children forgot their own language and only communicated to one another in English. The parents, of course, were not happy about this.
The future skillful young generations of Vietnamese abroad should have opportunities to develop their cultural spirit, the root deep down inside their souls and the love of their Motherland across the Pacific Ocean.
The most effective communication has always been the interaction with one another in a language that all parties could thoroughly comprehend. Therefore, when authors wanted their readers to enjoy reading their masterpieces or when participating in any debate or expressing their opinions, they had to write or speak in appropriate languages. In other words, we had to communicate with the American in English in order for them to understand us.
Vietnamese poetry had always been a joyful and memorable way to express one’s feelings. Good Vietnamese poems could make some one smile or wipe away their teardrops and the Vietnamese-American readers would remember those poems forever if they could appreciate them in English.
Inspired by the beauty of Vietnamese poems, the author was willing to try bringing that feeling into American verses so that he could make them available to his new young generation of Vietnam, who had enjoyed its many successes all over the world, especially in the United States of America. These young Vietnamese-Americans, who could either only speak fluent English or a little in Vietnamese, would be to appreciate these English poems that embraced the Vietnamese spirit.
The bilingual poems were designed to fulfill the need for conserving the spiritual patriotic characters inside the young Vietnamese-Americans. But these poems would not be translated words by word because there was no other language that could exactly express the feeling, the “inside meaning” of a Vietnamese verse that had been written from the author’s heart and soul.
The author had been asked many times by his children and his relatives, who loved poems, the meaning of Vietnamese words that they did not understand. For example, the meaning of “bể dâu” in a stanza of the author’s poem could not be translated into English as “the mulberry sea” or “the mulberry field” because it had a different meaning in Vietnamese. The English poems were different in their forms, rhymes, rules, syllabic groups, styles, iambic feet …etc… from the Vietnamese poetry “lục bát “and ” thất ngôn bát cú “, or ” Đường luật “… The American poets had effectively used the power of English words in their poetry like the Vietnamese poets had done in theirs. By using the word “stone,” it created an image of a round shape instead of “rock,” that made readers think of a sharp “uneven shape”, the English poet had chosen the correct word to describe his feeling in that notable environment. That the English poems were consistent in their beauty and variety made us appreciate reading them.
Moreover, the feelings in the English poetry were the same as the feelings in the Oriental poetry or in the Vietnamese poems. It was not surprising that the author and his family enjoyed reading all of the poems because they were all profoundly moving.
The feelings of a Vietnamese poet that were carefully written and described in both English and Vietnamese poems were also understood and appreciated by the future leaders of Vietnam, the skillful professional Vietnamese-Americans abroad.
This is my reachable dream of conserving the patriot spirit in our young future generations who are now living away from their homeland. With it is my hope that some day, these young Vietnamese-American people will respond to the inner voices of the “Spirit of the Motherland” and will follow their patriotic consciences and go back home, hand in hand to rebuild a free Vietnam that has been patiently awaiting for the return of her beloved children when the freedom resumed.
II. Thơ Song Ngữ
Từ ngày đất nước Việt Nam thân yêu rơi vào tay Cộng sản, vào khoảng hơn hai triệu người dân Việt Nam tha hương tị nạn trên các nước Tư do khắp thế giới. Họ tranh sống qua ngày, gầy dựng gia đình với giấc mộng con cái mình có một căn bản học vấn thật vững vàng để có thể hội nhập vào xã hội mới, tại quốc gia thứ hai của con cháu dòng dõi Hồng Lạc.
Hầu hết các đấng làm cha mẹ đều ước mong giáo dục con cái mình theo truyền thống Việt Nam, gìn giữ bảo tồn văn hóa dân tộc, dạy con viết chữ Việt, nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt. Cộng đồng người Việt khắp nơi đã hăng say tiếp tay với các phụ huynh trong việc huấn luyện những người muốn con cái mình tiếp tục nói đọc tiếng Việt để không quên tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên vì nhu cầu sinh kế cũng như diều kiện học đường tại các tiểu bang hay quốc gia định cư, ý nguyện nói trên không được thỏa mãn hoàn toàn 100%.
Đối với những con cái sinh ra tại Việt Nam trước ngày di tản, đã biết nói tiếng Việt khi đến tị nạn tại các quốc gia thứ hai, các trẻ em và thanh thiếu niên này có lợi điểm nhiều hơn và dễ dàng trong việc đọc viết và nói tiếng Việt nếu được tiếp tục giáo dục, cùng một lúc thâu nhận ngôn ngữ của quốc gia tị nạn tại các học đường cũng như tại các nơi các con em đang làm vịệc. Các thanh thiếu niên Việt Nam sinh ra sau khi cha mẹ đến các quốc gia tị nạn, nhất là khi cho mẹ phải đi làm việc hằng ngày hay sinh sống tại những vùng không có hoặc ít người đồng huơng cư ngụ, dần hồi nói tiếng ngoại quốc, phần lớn là Anh ngữ, nhiều hơn tiếng mẹ đẻ. Đôi khi các em này còn không hiểu tiếng Việt Nam và chỉ nói tiếng Mỹ khi giao thiệp với nhau mà thôi. Đây là vấn đề mà không một bậc phụ huynh người Việt nào mong muốn con mình như vậy cả.
Những mầm non tưong lai của đất nước tại hải ngoại cần phải có cơ hội phát triển tâm hồn Việt đang tiềm tàng trong họ để có thể tiếp tục duy trì tinh thần yêu mến quê hương ở phía bên kia bờ biển Thái Bình Dương. Quan niệm truyền thông hữu hiệu vẫn là sự truyền đạt và phổ biến tư tưởng qua văn thơ trong ngôn ngữ mà người đối diện hay độc giả có thể thông hiểu hoàn toàn. Do đó khi tác giả muốn người đọc thưởng thức các sáng tác phẩm của mình hoặc chấp nhận tranh luận hay đồng ý với quan điểm mà tác giả cần phổ biến, họ phải viết bài của mình bằng ngôn ngữ của độc giả. Nói một cách khác, khi muốn nêu lên một vấn đề với người Mỹ, tác giả phải dung tiếng Anh thay vì viết bằng tiếng Việt.
Điều này được áp dụng trong việc phổ biến tâm tình hoặc là ưu tư, khắc khoải của người đánh mất quê hương; hay ghi lại vẻ đẹp thiên nhiên, tình yêu trai gái, vợ chồng với tâm hồn Việt Nam của thi sĩ qua những vần thơ Mỹ. Tác giả ước mong phổ biến cái hay, cái đẹp đặc biệt của thơ Việt đến các độc giả trẻ Việt Nam, đang ngày càng làm rạng rỡ giống nòi Hồng Lạc qua những thành công tuyệt vời và lớn lao trên khắp mọi lãnh vực trong cuộc sống tại quê hương thứ hai.
Với mục đích đó, tác giả viết bài này không có cao vọng gì hơn là đề nghị làm thơ song ngữ Việt Mỹ để giúp các độc giả trẻ thông thạo tiếng Anh nhưng chỉ đọc hiểu chút đỉnh về Việt ngữ, có thể tiếp tục thích thú thưởng thức những vần thơ hay, đẹp, trữ tìnhÖ qua hai ngôn ngữ Anh và Việt.
Đây không phải là thơ dịch thuần túy từng chữ môt vì không có bất cứ ngôn ngữ nào có thể diễn tả trung thực ý thơ, thể điệu, âm vầnÖ đặc biệt của thơ Việt Nam mà thi sĩ đã đem hết tâm huyết sáng tác theo cảm hứng tuyệt vời của mình. Tâm Việt, thơ Mỹ là chủ đích của thi sĩ, một đề tài, một tâm tư sang tác bằng hai ngôn ngữ khác nhau.
Kinh nghiệm bản thân tác giả đối với con cháu đã trưởng thành, thường bày tỏ ý thích thưởng thức thơ Việt của cha, của cậu, của chú bác mình, nhưng vói khả năng giới hạn thông hiểu tiếng Việt, các cháu đọc mà chỉ hiểu sơ sơ, phải hỏi ý nghĩa của những danh từ dùng trong bài thơ.
Thí dụ nghĩa bóng của chữ “bể dâu” trong một câu thơ của tác giả. Ai trong chúng ta cũng biết không thể dùng chữ “mulberry sea” hay “mulberry field” để giảI thích hai chữ “bể dâu” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Tuy nhiên ý thơ rất phong phú trong thơ Mỹ cũng diễn tả được cảm xúc và tâm tình của thi sĩ. Tác giả không mấy ngạc nhiên khi đọc thi phẩm của các thi sĩ người ngoại quốc này và nhận thấy trong thơ của họ cũng mang nhiều âm hưởng chung của thơ, kể cả thơ của người Á Đông, trong đó có thơ của Việt Nam. Cấu trúc, âm vần, thể luật, thể điệuÖ tuy khác hẳn với thơ lục bát, thất ngôn bát cú, thơ ĐườngÖ nhưng thơ (The Poetry) Âu Châu rất phong phú và thiên hình vạn trạng nếu chúng ta sẵn sàng và cởi mở chấp nhận vẻ đẹp đặc thù khác lạ của vườn thơ bạn,
Cách lựa chọn và xửdụng “sức tác dụng của chữ” (The power of words) một cách chính xác là động lực chính trong việc sáng tác bài thơ (The poem) của Âu Châu, cũng tương tự như cách áp dụng tuyệt vời từ ngữ trong văn thơ Việt Nam. Thí dụ, khi thi sĩ Mỹ muốn dùng chữ “hòn đá” trong bài thơ, nhà thơ lựa chọn giữa chữ “stone” hay là “rock”. Với thanh âm “bằng” của chữ “stone” kéo dài cho độc giả một ấn tượng tròn trịa của hòn đá viết trong thơ; ngược lại thanh âm “trắc” của chữ “rock”, ngắn gọn, tạo cho người đọc một hình ảnh của hòn đá sắc nhọn, nhiều góc cạnh, diễn tả tư tưởng trong vần thơ của tác giả.
Một bài thơ Mỹ còn chứa đựng những nét đặc thù (unique), chi phối bởi hình thức (form), thể thơ (style), âm điệu (syllabic groups), vần (rhyme), thi luật (rule), thước (meter), cước (leg), thi đoạn (stanza), bước (iambic feet) của một bài thơ MỹÖđặc biệt là thể thơ 14 dòng (sonnet) cổ điển, nổi tiếng từ xưa của vườn thơ Âu Châu.
Tâm tình người thơ Việt Nam được ghi lại trong sáng tác phẩm viết với tất cả xúc cảm của tâm hồn, được thông hiểu bởi những nhân tài tương lai người Mỹ gốc Việt và ngay cả những người Hoa kỳ hay người bản xứ qua bài thơ Anh ngữ cùng chủ đề chứa đựng một tâm tư và ý nghĩa của bài thơ viết bằng Việt ngữ.
Đây là giấc mơ có thể thành tựu với mục đích duy trì tấm lòng Việt trong tư tưởng của thanh thiếu niên đang sống xa quê hương, để một ngày nào đó, hy vọng họ sẽ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, của con tim, của lòng yêu nước, trở về đất Mẹ, nối vòng tay mạnh, xây dựng lại quê cha đất tổ thân thương đã mong chờ ngày hồi hương của đàn con Việt tha phương, khi Tự do tái lập trên quê hương Việt Nam mến yêu.
III. Tâm Thơ Việt Mỹ
Hai bài thơ song ngữ sau đây trích trong tập thơ “Tâm Thơ Việt Mỹ” đã diễn tả lòng ước muốn của tác giả về việc thực hiện ý niệm này:
The two following bilingual poems that were published in my Book of Poetry: “The Vietnamese American Poetic Spirit” had illustrated the desire of my intention to promote those ideas:
Self Perfection
Buddha taught us that this life is just a temporary one
like a river flowing from its mountain alone
with challenges waiting at every waterfall
and happiness is the peaceful turn for all.
The passengers have chosen their spots on the boat
with luggage are well-prepared and ready to go
The boat captain is only a skillful guide
who steers the boat, the rest is in their minds.
The journey with obstacles and challenges
is waiting ahead for their excellence
to carry out the task or to make a decision
as a coward hiding inside of this vision.
And the voyage will continue with survivors
who reach the river mouth on their arrival,
the finish of their short and complicated life
and the captain returns upstream, again to guide.
Giác Ngộ
Phật day rằng cuộc đời này tạm bợ
Như con sông xuôi đổ từ thượng giòng
Những thử thách là thách lũ ghềnh cong
Và hạnh phúc khi ngước trôi êm ả.
Người quá giang chọn cho mình chỗ đứng
Trên con đò họ sắp sẳn hành trang
Ông lái kia chỉ biết hướng dẩn đàng
Phần sống còn tuỳ thuộc kẻ ra đi.
Cuộc hành trình khó khăn nhiều thử thách
Khách sang sông quyết định cho chính mình
Hoặc chiến đấu trường hợp cần hy sinh
Hay co rút trong khoang thuyền chật hẹp.
Vượt giang trình cùng số nguời còn lại
Đạt mức đến, điểm cuốI của cuộc đời
Nuớc cuốn đò xuôi ra tận biển khơi
Ông lái về, đưa khách đi chuyến khác./.
*****
The Point Of Light
Above our interior our spirit hides,
inside our faith the Lord shines.
Stay away from the fear of uncertainty.
Stay away from the force of fury.
Human right is always for human race,
people cry because of loosing faith.
From time to time people outline sorrow;
from time to time one defines demeanor.
“Life is short, happiness, a noble pursuit”,
said the Sunday minister in the dark suit.
The rich fool takes more and more;
the rich fool wants encore … encore.
The untouchables would get the point of light.
The unbelieving would only reach the end of life,
so open your mind to holiness,
and your mind will open to righteousness.
The meaning of immortality is not present
but the gift for eternity- mind- existence./.
Chân Lý Như Ánh Sao
Sống nội tâm với tinh thần minh mẫn
Hãy lánh đi vùng hiện hữu cưu mang
Trong niềm tin đấng Tạo hóa tiềm tàng
Rồi mở lòng đón tình yêu tuyệt đối.
Nhân quyền đó ngàn đời vẫn bất diệt
Làm châm ngôn hướng dẫn nhân loại kia
Luôn than van buồn khổ khi chia lìa
Rồi phấn khởi khi tình yêu chợt đến.
Luận chủ đề chân lý như ánh sao
Người Mục sư giảng dạy từ sách thánh
“Đời ngắn ngủi, hạnh phúc là cứu cánh”
Kẻ giàu điên tham vọng khát khao nhiều.
Tìm chân lý nguyên cơ và định mệnh
Nhà thông thái siêu phàm đạt chân tâm
Kẻ không tin sống vội trong âm thầm
Nhân gian mở tấm lòng cho thánh thiện.
Nghĩa vĩnh cữu không phải là hiện tại
Quà tinh thần thực hữu cõi trường sinh./.
(Xem tiếp)